Gà chọi không gáy là tình trạng sức khoẻ bình thường của gà chọi hay là tình trang nghiêm trọng, báo hiệu các bệnh lý đáng lo. Các chủ nuôi cần chú ý tình trạng này hay không?
Gà chọi không gáy không phài là dấu hiệu để nhận định linh kê, vì thế các kê sư không nên lơ là, bỏ qua tình trạng này. Đây là biểu hiện của một số bệnh lý, có thể làm ảnh hưởng khả năng chiến đấu của gà chọi. Nhưng các anh em không cần lo lắng vì SV388 Fun sẽ giúp anh em tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị nhanh nhất, an toàn cho gà chọi của mình.
Nguyên nhân khiến gà chọi không gáy
Tình trạng này có ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu của gà chọi hay không? Câu trả lời là không nếu anh em nắm được các nguyên nhân gây bệnh để từ đó có cơ sở chữa trị đúng bệnh cho gà chọi.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gà chọi không gáy, tiếng gáy không rõ. Và sau đây, SV388 sẽ liệt kê các nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi không gáy ra tiếng:
-
Gà chọi không gáy trong chế độ sổ
-
Gà chọi không gáy do nấm cổ
-
Gà chọi không gáy do bệnh IC
-
Gà chọi không gáy do bệnh tiêu chảy E.Coli

Cách điều trị cho gà chọi không gáy
Một khi anh em đã xác định được nguyên nhân bệnh thì việc sử dụng phương pháp và cách điều trị đúng cách sẽ quyết định tất cả. Tuỳ vào từng loại bệnh, chúng ta sẽ có từng loại thuốc chuyên biệt:
Cách điều trị gà chọi không gáy trong chế độ sổ:
Tại sao khi vào chế độ sổ thì gà chọi lại không gáy?
Nguyên nhân chủ yếu của việc gà không gáy trong chế độ sổ là gà vừa ăn xong, khi thức ăn chưa tiêu hết và còn nằm ở bầu diều gà mà anh em đã cho gà đi sổ sẽ khiến lượng thức ăn chưa tiêu hoá hết bị trào ngược lên cổ họng, từ đó gây ra tình trạng gà chọi không gáy, mất tiếng.
Hướng điều trị khi gà choi không gáy trong chế độ sổ
Hiện tại có 2 loại thuốc được sử dụng trong trường hợp gà chọi không gáy trong chế độ sổ.
-
Thuốc Azquinotec: Nhỏ 10 giọt/ngày ngay sau khi gà vừa xổ về, nên sử dụng liên tục từ 3-4 ngày.

-
Thuốc Flosal: Được các anh dùng sau khi gà vừa đấu về, nhỏ 4 giọt để làm giảm các chất nhớt trong gà đồng thời điều trị tình trạng gà gáy không ra tiếng.

Lưu ý:
-
Sau khi dùng thuốc, anh em nên thường xuyên quan sát sức khoẻ và tiếng gáy của gà để có thể phản ứng kịp thời.
-
Khi gà vừa sổ về, anh em nên tắm rửa cho gà rồi mới cho ăn bình thường để tránh tình trạng thức ăn bị trào ngược, không nên cho dùng thuốc ngay vì như vậy sẽ gây ra tình trạng gà chọi không gáy.
Cách điều trị gà chọi không gáy do nấm cổ:
Bệnh nấm cổ là một bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi, kén ăn, gáy không ra tiếng và bị chảy máu khi bệnh trở nặng.
Để kiểm tra xem gà chọi có đang bị nấm họng không thì anh em hãy mở mỏ và nhìn vào cổ họng của gà xem có các mảng bám ở xung quanh hầu gà không.
Thuốc UV-NYSTA là thuốc điều trị cho loại bệnh nấm họng ở gà rất hiệu quả. Trước hết anh em nên đánh sạch nhẹ nhàng các mảng bám bẩn trên cổ họng gà rồi rửa qua bằng nước muối sinh lý. Sau đó, anh em cho gà uống 1 viên UV-NYSTA từ 3-4 ngày.

Cách điều trị gà chọi không gáy do bệnh IC:
Bệnh IC (bệnh Coryza) hay được gọi là bệnh sổ mũi truyền nhiễm, đây là 1 loại bệnh hô hấp cấp tính ở gà đá gà cựa dao. Khi mắc bệnh, gà có các triệu chứng dễ nhận thấy như chảy nước mũi, đầu mặt sưng phù, khó thở và tất nhiên là mất tiếng gáy.

Vì là bệnh cấp tính nên gà chọi phải được điều trị bằng kháng sinh như Streptomycin, Tylosin, Gentamycin, Amoxicillin,…Lưu ý anh em nên sử dụng theo chỉ định của thú y.
Cách điều trị gà chọi không gáy do bệnh tiêu chảy E.Coli:
Hầu như gà chọi nào cũng phải mắc bệnh tiêu chảy E.coli một lần trong vòng đời của mình. Triệu chứng của bệnh là gà ủ rủ, xù lông, kho nhiều, khó thở, đi tiêu chảy phân vàng, phân bết dính ở phần hậu môn. Và hệ luỵ là khiến gà chọi biếng ăn, bỏ ăn, chậm phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Điều trị bệnh tiêu chảy E.coli, anh em nên kết hợp các loại thuốc Gentaguard 10%, Flumequine 500 WSP, Enrovet 10%,… Đồng thời, bổ sung thêm các vitamin, men tiêu hoá và TO Save để cải thiện đường hô hấp và tăng cường đề kháng cho gà chọi mau hồi phục sức khoẻ. Lưu ý nên tham khảo ý kiến của thú y trước khi điều trị cho gà chọi.
Để có 1 chú gà chiến cứng cựa thì điều kiện tiên quyết là sức khoẻ của gà chọi phải thật khoẻ. Vì vậy Blog SV388 sẽ luôn bên bạn trong chặng đường huấn luyện và chăm sóc cho những chiến kê thật tốt.
Anh em hãy theo dõi trang web sv388fun.net để có thể biết thêm nhiều tin tức thú vị về thế giới gà chọi nhé. SV388 Fun hân hạnh được đồng hành cùng anh em kê sư trong hành trình chinh phục gà chiến.